Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu thế giới, là thực phẩm chính nuôi sống con người. Ở nước ta, cây lúa là cây lương thực chiếm diện tích canh tác lớn nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, các loại sâu bệnh dễ dàng sinh sôi, phát triển, việc chăm sóc, canh tác lúa gặp nhiều khó khăn, trở thành nỗi trăn trở của người nông dân. Petaz Cropsciences sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa để cho năng suất cao nhất.
1. Các vụ lúa trong năm:
Ở nước ta, miền Bắc thường có 2 vụ lúa chính là vụ đông xuân và vụ mùa. Ở miền Trung và miền Nam, có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, nên ngoài 2 vụ chính còn có thêm vụ hè thu, một số vùng có thể trồng thêm vụ thu đông với các giống lúa ngắn ngày.
Trước khi bước vào các quy trình trồng lúa, Petaz Cropsciences sẽ giới thiệu cho bà con cách ủ lúa để lên mầm nhanh nhất:
- Ngâm thóc giống trong nước ấm 15’, vớt bỏ hạt lép nổi trên mặt, sau đó đem rửa sạch.
- Ngâm với nước sạch từ 24 – 36 giờ với giống lúa thuần, từ 8 – 12 giờ với giống lúa lai. Sau đó vớt ra đem ủ.
- Ủ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm vừa phải. Khi nảy mầm dài bằng ½ hạt thì đem gieo mạ.
Ủ lúa giống trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi
2. Quy trình trồng lúa:
2.1. Làm đất
Ruộng lúa cần được xới xáo, bừa kỹ, sau khi thu hoạch vụ trước cần tiến hành làm càng sớm càng tốt.
Tùy theo địa hình và chân đất, nên làm ruộng làm dầm hoặc ruộng làm ải. Ruộng làm dầm phải giữ được độ ẩm, ruộng làm ải cần phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hàng đổ ải 5 - 7 ngày trước khi cấy.
Việc làm ải có thể giải phóng các chất dinh dưỡng trong đất, đồng thời giảm thiểu các độc tố gây hại cho cây trồng và loại bỏ sâu bệnh trong đất. Đất lúa phải được cày sâu, mặt ruộng phải bằng phẳng để dễ cấy và dễ điều tiết nước. Đất trước khi cấy phải nhổ sạch gốc rạ, cỏ dại để giúp cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi.
2.2. Chọn giống lúa:
Giống là yếu tố cơ bản quyết định năng suất và chất lượng lúa và gạo sau này. Cần chọn những giống lúa tốt, sạch bệnh, năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Giống VNR 20 năng suất siêu khủng
- Nhiều giống lúa tốt, cho năng suất cao, chống chịu nhiều loại sâu bệnh như đạo ôn, bạc lá,và phù hợp với nhiều loại đất trên cả nước như Giống Lúa OM18, Giống Lúa OM4900, Giống Lúa IR50404...
2.3. Gieo sạ và cấy:
- Miền Nam:
Lượng giống gieo: 120 - 180 kg/ha.
Sử dụng phương pháp sạ hàng: hàng cách hàng 20 cm.
- Miền Bắc:
Lượng giống gieo: 30kg/ha
Khoảng cách cấy: 20cm x 12-13cm. Trung bình 35 – 45 bụi/m2.
2.4. Quy trình bón phân cho cây lúa:
Bón lót:
Bón lót là bón phân trước khi cấy, gieo sạ. Quá trình làm đất là thời gian thích hợp nhất để bón lót. Sau khi bón, khi cày bừa, phân sẽ tan đều.
Lượng phân cho 1000m2 (khoảng 3 sào Bắc bộ):
- 600 - 900 kg phân chuồng ủ
- 5 - 6kg đạm ure
- 5 - 6kg kali
- 30 - 45kg phân lân.
Bón thúc:
Bón thúc là bón phân cho lúa vào từng thời kỳ sinh trưởng, để cung cấp dưỡng chất cho cây lúa, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
Bón thúc đợt 1:
Tiến hành bón sau khi cấy từ 7 - 10 ngày.
Lượng phân cho 1000m2 ruộng:
- 25 - 30kg đạm ure
- 6 - 7kg kali
Bón thúc đợt 2:
Tiến hành bón sau khi cấy từ 20 - 25 ngày.
Liều lượng phân bón để bón cho 1000m2 ruộng:
- 20 - 25kg đạm ure
- 6 - 7kg kali
Bón phân đón đòng
Sau khi cấy từ 45 – 50 ngày, tùy theo màu sắc lá lúa mà bà con có thể đánh giá tình trạng thừa thiếu đạm để bổ sung lượng đạm cần thiết cho cây kịp thời.
2.5. Quản lý nước:
- Giai đoạn cây con: Xả nước trước khi gieo sạ, giữ ruộng khô trong 3 ngày sau khi gieo sạ, đến ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng rồi rút cạn, đảm bảo đủ độ ẩm trên mặt ruộng.
- Giai đoạn sinh trưởng: Giữ nước cách mặt ruộng 5-7 cm. Giai đoạn này ở khoảng 30 – 35 ngày sau cấy cần tháo nước cho đất nứt nẻ, để lá lúa hơi vàng rồi thêm nước mới vào.
- Giai đoạn sinh trưởng thực tế: Giữ nước cách mặt ruộng 3-5 cm.
- Giai đoạn chín: Giữ nước cách mặt ruộng 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) để rút cạn nước ruộng.
2.6. Phòng trừ bệnh hại:
Áp dụng các biện pháp kiểm soát tổng hợp bao gồm: vệ sinh đồng ruộng, duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích, chẳng hạn như ếch, nhện, bọ rùa, dế, bọ xanh, bọ nước, ong vò vẽ, mắt đỏ, trắng, đen, xanh lá cây; khi thiên địch xuất hiện nhiều trên ruộng thì hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Trồng hoa cúc xung quanh bờ ruộng.
Làm cỏ dại xung quanh ruộng lúa
- Chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật độ sâu bệnh đạt ngưỡng phòng trừ theo quy định, tuân thủ quy tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách.
Đảm bảo vệ sinh đồng ruộng, gieo đúng thời vụ, bón phân cân đối, khi cây bị bệnh ngừng bón đạm, khi cây hết bệnh tiến hành bón phân NPK, không gieo sạ dày, chọn các loại giống kháng bệnh.
2.7. Thu hoạch:
Tiến hành thu hoạch khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng.
Công ty Cổ Phần Petaz Cropsciences