Việc nắm bắt quy trình phun thuốc cho cây lúa sẽ giúp bà con nông dân phun thuốc đúng thời điểm, tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí và ít gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cùng Petaz Cropsciences tìm hiểu về quy trình phun thuốc cho cây lúa trên cánh đồng qua bài viết dưới đây.
Phun thuốc dựa theo giai đoạn phát triển của cây lúa
Quy trình phun thuốc cho cây lúa cần bắt đầu ngay từ trước khi gieo sạ để đạt hiệu quả tối ưu. Trước khi gieo sạ 1 ngày, thực hiện phun thuốc diệt ốc bưu vàng.
Sau khi gieo sạ từ 1 đến 3 ngày, phun thuốc xử lí cỏ tiền nảy mầm để phòng ngừa cỏ dại phát triển, cạnh tranh chất dinh dưỡng với mạ non. Tiếp theo đó, tiến hành phun thuốc xử lí cỏ hậu nảy mầm trong khoảng 8 – 12 ngày.
Để phòng bệnh đạo ôn, phun thuốc phòng đợt 1 khi cây lúa khoảng 20 ngày tuổi, sau đó phun tiếp đợt 2 khi lúa đạt 35 – 40 ngày tuổi. Khi lúa đạt 55 – 60 ngày tuổi phun kết hợp thuốc phòng đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá, khô vằn đợt 1.
Đợt 2 tiếp tục phun là khi lúa đạt 65 – 70 ngày tuổi. Lần phun cuối cùng là trước khi thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày, cần phun một đợt thuốc ngừa bệnh lem lép hạt, vàng lá.
Lưu ý trong quy trình phun thuốc cho cây lúa
Khi phun thuốc cho lúa, cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc – đúng liều – đúng lúc – đúng cách.
Cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, áo quần bảo hộ… tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với da, mắt. Kiểm tra kỹ dụng cụ phun, tốt nhất nên rửa kỹ bình phun, vệ sinh sạch hoàn toàn trước và sau khi sử dụng.
Tránh phun người chiều gió, không ăn, uống trong suốt quá trình phun thuốc và tắm rửa sạch toàn thân sau khi phun xong.
Lựa chọn phương pháp phun phù hợp
Phương pháp phổ biến nhất được sử dụng khi phun thuốc cho cây lúa ở Việt Nam là phun bằng bình phun. Đây là phương pháp sử dụng bình phun bơm bằng tay hoặc máy, có cần phun dài gắn thêm 1 hoặc nhiều béc phun tùy theo phạm vi muốn phun rộng hay hẹp.
Phun bằng bình phun có rất nhiều nhược điểm như tốn nhân công, mất thời gian, phụ thuộc vào thời tiết, mức độ hao hụt lớn nên hiện nay, người phun dễ bị nhiễm hóa chất và hít phải khí độc hại. Hiện nay, đã có nhiều giải pháp phun thuốc khác như sử dụng máy bay không người lái.
Ứng dụng máy bay không người lái mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Về cơ bản chúng cho phép người nông dân nhảy qua máy phun thuốc xách tay, bỏ qua xe phun thuốc trừ sâu và tiến thẳng đến máy bay không người lái.
Máy bay không người lái phun thuốc cho cây trồng
Một giải pháp mới xuất hiện nhưng đang chứng minh hiệu quả vượt trội là phun thuốc bằng máy bay không người lái. Máy bay nông nghiệp sử dụng đầu phun với hiệu ứng phun sương cắt nhỏ hạt thuốc thành kích thước siêu nhỏ dạng sương mù, kết hợp với các luồng gió đối lưu từ cánh quạt hạt thuốc có thể phát tán đều mặt trước và mặt sau của lá. Phun thuốc trên từng giai đoạn phát triển của lúa.
Sử dụng máy bay phun thuốc sẽ giúp tiết kiệm nhân công, thời gian phun nhanh (tốc độ có thể đạt 10 phút/ha, hiệu suất như máy DJI MG-1P đạt 30-50 ha/ngày), tiết kiệm lượng thuốc sử dụng, bớt tiêu hao nước.
Đồng thời, máy bay cải thiện tính kịp thời của việc phun thuốc sâu, giảm nhu cầu lao động có tay nghề cao và giảm khả năng tiếp xúc với thuốc trừ sâu độc hại của người vận hành so với khi phun tay và đảm bảo an toàn cho hoạt động phun thuốc.
Ngoài việc phun thuốc diệt cỏ, kiểm soát sâu bệnh gây hại và bón phân, máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu cũng đã vượt qua những hạn chế của hoạt động ban ngày. Chúng ta có thể sử dụng máy bay phun thuốc ban đêm. Giúp bà con nông dân chủ động trong hoạt động phun thuốc, dập dịch nhanh chóng để tránh lây lan sang cánh đồng bên cạnh.
Công Ty Cổ Phần Petaz Cropsciences